Bệnh thấp tim – dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh

Bệnh thấp tim – dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh

03/03/2021 0 Do Nhat Anh 395
6 phút, 17 giây để đọc.

Thấp tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 1-15. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp khoảng 2 lần so với nam giới. Bệnh khá phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân của phần lớn bệnh tim mắc phải. GEF cung cấp cho cha mẹ những thông tin cần biết về bệnh thấp tim ở trẻ. Từ đó, phụ huynh hãy quan sát các bé để nhận biết dấu hiệu bệnh và kịp thời đưa bé đi khám. Còn những bé không có dấu hiệu cũng cần phải cảnh giác, áp dụng các biện pháp phòng tránh để trẻ được phát triển khỏe mạnh hơn.

Bệnh thấp tim là gì?

Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh ‘thấp khớp cấp’, ‘bệnh Bouillaud’. Là một bệnh kinh diễn có những đợt cấp tính gây tổn thương viêm nhiễm tại nhiều nơi trong cơ thể với mức độ khác nhau mà chủ yếu là ở tim, gây xơ chai van tim. Bệnh thấp tim xảy ra thường xảy ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15. Yếu tố này đặc biệt chính xác nếu bé thường xuyên bị viêm họng liên cầu khuẩn. Ngoài ra, tình trạng này còn xuất hiện do yếu tố di truyền.

Bệnh thấp tim xảy ra thường xảy ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15

Bệnh thấp tim xảy ra thường xảy ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15

Bệnh có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn tới tử vong. Những trường hợp sưng tim nặng sẽ để lại sẹo trên tim, gây hẹp van tim, hở van tim, có thể cần phải phẫu thuật mới chữa khỏi. Bệnh thường gây sưng đau các khớp, sưng tim. Ngoài ra có thể gây phát ban ở da, có những nốt cục dưới da và múa giật

Dấu hiệu bệnh thấp tim 

Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh thấp tim là viêm khớp. Bạn hãy chú ý đến một số biểu hiện bất thường ở khớp gối, cổ chân hoặc cổ tay của bé, chẳng hạn như sưng đau, nóng đỏ…

Ngoài ra, bố mẹ nên kiểm tra xem bé có xuất hiện nốt sần dưới da nào không. Trên cơ thể trẻ bị thấp tim thường xuất hiện các nốt cứng nhưng không gây đau. Các nốt có thể di chuyển xung quanh các khớp xương hoặc ngay trên khớp xương. Bên cạnh đó, khi con có biểu hiện như khó thở, tim đập nhanh, nhịp tim rối loạn thì bố mẹ cũng không nên xem nhẹ.

Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh thấp tim là viêm khớp

Triệu chứng đầu tiên nhất của bệnh thấp tim là viêm khớp

Biểu hiện về bệnh mà bạn có thể chú ý thêm bao gồm: Sốt, phát ban, đau bụng, chảy máu cam. Các triệu chứng của bệnh có thể khá giống với các tình trạng sức khỏe khác và dễ gây ra nhầm lẫn. Do đó, khi bé có các dấu hiệu này bạn nên đưa bé đi khám ngay.

Chẩn đoán bệnh thấp tim ở trẻ

Ngoài việc tìm hiểu các bệnh sử, các bác sĩ sẽ làm một vài xét nghiệm để xác định bệnh. chẳng hạn như: Cấy trùng cổ họng, điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ nhỏ sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm ở tim, não, khớp hoặc da. Chưa kể bé có thể phát triển các tình trạng khác, chẳng hạn như: suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, thậm chí tử vong. Vậy nên cha mẹ không nên chủ quan với bệnh này.

Các biện pháp điều trị bệnh

Thuốc kháng sinh, giảm đau sẽ được dùng để trị bệnh cho trẻ. Sau đó, bé cũng sẽ được kê toa các loại thuốc phòng ngừa để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng liên cầu khuẩn không tái phát và tổn thương van tim. Khi con mắc bệnh, bố mẹ hãy khuyến khích con nghỉ ngơi thật nhiều để mau chóng lành bệnh.

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để kiểm chứng bệnh

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để kiểm chứng bệnh

Trong trường hợp van tim của bé bị ảnh hưởng hoặc tim đã bị căng do máu rỉ ra, bác sĩ có thể chỉ định trẻ cần tiến hành phẫu thuật. Có thể chỉ sửa chữa hoặc nặng hơn thì phải thay van tim.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thấp tim

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trong việc điều trị như dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, việc chăm sóc trẻ bị bệnh đúng cách sẽ giúp con mau phục hồi.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Con cảm thấy khó thở, tím tái sau khi vận động mạnh: Bạn cần cho trẻ nghỉ tại nơi thoáng mát, yên tĩnh để hạn chế nhu cầu về oxy của cơ thể, Đồng thời thông báo cho bác sĩ biết để có hướng can thiệp kịp thời.

Khi con bị khó thở, tím tái nhiều, bạn nên thường xuyên cho bé nghỉ ngơi với tư thế nửa nằm nửa ngồi (trong y khoa gọi với thuật ngữ tư thế Foller). Như vậy nhằm làm giảm lượng máu ứ đọng ở phổi của trẻ.

Chú ý trong ăn uống

Nên cho bé ăn các món như súp, cháo, sữa… Như vậy nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cho bé ăn nhạt để hạn chế việc trẻ uống nhiều nước nhằm giảm áp lực cho hệ tuần hoàn.

Nên bổ sung nước ép giàu kali

Nên bổ sung nước ép giàu kali

Ngoài ra, nếu bé đã lớn và được kê toa dùng thuốc lợi tiểu, bạn nên cho con ăn hoặc uống nước ép trái cây giàu kali như chuối, đu đủ, dưa hấu, cam quýt, bơ, nho khô hay uống nước dừa… Nhằm bù lại lượng kali thất thoát qua nước tiểu.

Chú ý trong chăm sóc trẻ

Luôn phải có người ở bên chăm sóc trong thời gian trẻ mắc bệnh. Nhằm giúp trẻ đi lại, vệ sinh, ăn uống… được thuận tiện. Nếu bé có các triệu chứng sốt, đau họng do viêm nhiễm hay amidan, mẹ cần theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên. Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ đo được trên 38,5°C.

Khi trẻ bị bệnh cần ở bên chăm sóc

Khi trẻ bị bệnh cần cha mẹ ở bên chăm sóc, động viên

Song song với việc sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe kể trên, bạn nên cho bé vệ sinh răng miệng thường xuyên. Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc đánh răng sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, nên chú ý tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh.

Phòng ngừa bệnh thấp tim ở trẻ em

Cho bé ăn các thực phẩm làm tăng sức đề kháng. Giữ vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên. Vào những ngày lạnh, nên giữ ấm cổ, ngực, mũi họng. Tham khảo hình thức tiêm phòng thấp tim dưới sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bé bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang, hãy điều trị triệt để tình trạng.

Đây là những thông tin cha mẹ cần biết để nhận biết và phòng tránh bệnh thấp tim ở trẻ. Giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Nguồn: hellobacsi.com