Điểm danh những bệnh khi thiếu Vitamin D – giải pháp và cách phòng bệnh

Điểm danh những bệnh khi thiếu Vitamin D – giải pháp và cách phòng bệnh

03/03/2021 0 Tran Thi Thanh Quy 400
7 phút, 5 giây để đọc.

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ, thầy cô và bác sĩ của chúng ta dường như cứ lặp đi lặp lại. ” Hãy uống Vitamin của con đi nào, ăn cái này này – nó chứa vitamin đấy ! hay uống đi – nó sẽ cho con nhiều vitamin đó “. Thật ra việc ý thức được sự cấp bách này, không phải là không có lí do đâu nhé ! Thiếu hụt Vitamin D có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Chúng đóng vai trò đảm bảo các hoạt động cốt lõi của cơ thể con người.

Bảng tin sức khỏe – phòng bệnh người lớn ngày hôm nay sẽ tập trung vào Vitamin D – một loại vitamin cưc kì quan trọng. Dấu hiệu nào cho thấy sự thiếu hụt, vấn đề đó nghiêm trọng ra sao ? Và bạn có thể làm gì để có nhiều Vitamin D hơn. Hãy theo dõi nội dung ngay sau đây nhé !

Người bị thiếu Vitamin D có những dấu hiệu gì ?

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, có dấu hiệu dễ nhiễm trùng, đau nhức xương khớp, tóc dễ gãy rụng. Hay những biểu hiện bên dưới chứng tỏ bạn đang thiếu hụt vitamin D. Hãy bổ sung vitamin D kịp thời để bảo vệ sức khỏe ngay nhé!

Thường xuyên bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng

Vitamin D giúp hỗ trợ hệ miễn dịch – nó đóng vai trò điều chỉnh chức năng miễn dịch và ức chế các phản ứng viêm. Nghiên cứu cho thấy vitamin D có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nhức xương và đau lưng

Bởi vì vitamin D là chìa khóa cho sức khỏe của xương. Vì vậy chúng ảnh hưởng tới cơ và xương khớp. Sự thiếu hụt có thể gây ra yếu xương và cơ, dẫn đến mệt mỏi. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bổ sung vitamin D trong 5 tuần. Đã cải thiện đáng kể các triệu chứng mệt mỏi ở những người tham gia nghiên cứu.

Thiếu vitamin D gây ra các bệnh về xương khớp

Thiếu vitamin D gây ra các bệnh về xương khớp

Vitamin D trong cơ thể hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi giúp duy trì độ chắc khỏe của xương. Thiếu vitamin D gây mất xương, loãng xương có thể dẫn tới nguy cơ gãy xương, đau xương và khớp. Đây là những dấu hiệu thường phổ biến ở người lớn tuổi

Trầm cảm, phiền muộn

Theo một nghiên cứu y học đã phát hiện rằng: vitamin D thấp có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Trong một phân tích, 65% các nghiên cứu quan sát. Chỉ ra mối quan hệ giữa nồng độ vitamin D trong máu thấp và bệnh trầm cảm.

Người già bị trầm cảm do thiếu Vitamin D

Người già bị trầm cảm do thiếu Vitamin D

Vết thương lâu lành

Khi vết thương của bạn đột nhiên mất quá nhiều thời gian để chữa lành. Đó có thể là dấu hiệu của mức vitamin D thấp. Bởi vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Do nó điều chỉnh các yếu tố tăng trưởng và các hợp chất hình thành mô mới.

Ảnh hưởng tới phát triển của trẻ nhỏ

Hãy quan tâm đến các triệu chứng thiếu vitamin D ở trẻ em như: biểu hiện hay khóc, hay cáu gắt. Các vấn đề về răng, chậm phát triển, còi xương.

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em

Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương (cổ tay, đầu gối, xương sườn…) và có thể gây vòng kiềng, dị dạng xương.

Bệnh tim mạch

Nồng độ vitamin D và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cả hai đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Điều này có thể là do vitamin D bảo vệ tim và chống lại chứng viêm. Ngoài ra, mức vitamin D thấp còn liên quan đến các tình trạng khác. Làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch như tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa.

Bệnh tự miễn

Theo y học Vitamin D là một chất điều biến miễn dịch tự nhiên và nghiên cứu. Cho thấy rằng lượng vitamin này thấp có liên quan đến các bệnh đái tháo đường type 1, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn…

Cách điều trị thiếu Vitamin D đúng cách

Hãy tuân thủ một số khuyến nghị từ bác sĩ như sau:

  • Khuyến nghị điều trị nếu mức vitamin D dưới 25 nanomoles/lít (nmol/l).
  • Khuyến nghị điều trị nếu mức độ vitamin D là 25-50 nmol/l và có các dấu hiệu khác của sự thiếu hụt.
  • Mức đủ vitamin D là trên 50 nmol/l.

Người lớn bị thiếu vitamin D cần bổ sung 6.000 IU vitamin D-3 mỗi ngày trong 8 tuần hoặc 50.000 IU hàng tuần trong 8 tuần. Khi xét nghiệm máu cho thấy mức độ vitamin D đã tăng lên đầy đủ. Có thể dùng liều duy trì 2.000 IU mỗi ngày. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung canxi và đưa ra các lời khuyên khác về chế độ ăn uống và lối sống. Một trong những lời khuyên quan trọng là phơi nắng hợp lý. Ánh nắng mặt trời chính là nguồn vitamin D dồi dào và tự nhiên. Hãy ghi nhớ và tận dụng ánh nắng mỗi sáng sớm nhé!

Bổ sung vitamin D có trong thực phẩm

Áp dụng bữa ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng trong đó đừng quên thiếu vitamin D. Có thể bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống giàu vitamin D. Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin D cao như cá hồi, nấm, sữa, trứng, dầu gan cá.

Bổ sung vitamin D có trong các loại thực phẩm

Bổ sung vitamin D có trong các loại thực phẩm

Tuy nhiên, vitamin D tự nhiên có trong rất ít thực phẩm và thường có lượng quá thấp để đáp ứng đủ lượng khuyến nghị hàng ngày. Vì vậy, có thể sử dụng chất bổ sung và thực phẩm tăng cường có chứa vitamin D2 hoặc D3 nhé.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Mọi người dù ở độ tuổi nào, nếu đang mắc các triệu chứng thiếu vitamin D như trên đều nên đi khám và tư vấn bác sĩ. Để biết có thiếu hụt vitamin D hay không chỉ bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Ngoài ra, điều quan trọng là phải có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các chất bổ sung. Để tránh sử dụng vượt quá lượng khuyến nghị. Thiếu hoặc thừa vitamin D đều có thể gây tác hại cho sức khỏe.

Bất kỳ ai gặp các triệu chứng thiếu vitamin D kể trên đều nên đi khám và tư vấn bác sĩ

Bất kỳ ai gặp các triệu chứng thiếu vitamin D kể trên đều nên đi khám và tư vấn bác sĩ

Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị thiếu vitamin D, bạn nên đến gặp bác sĩ và đo hàm lượng vitamin D trong máu, điều này rất quan trọng. Khắc phục tình trạng thiếu vitamin D rất đơn giản, dễ dàng và có lợi cho sức khỏe của bạn.

Nguồn: suckhoe24g.com.vn