Tiêu chảy – bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu trở nặng

Tiêu chảy – bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu trở nặng

03/03/2021 0 Do Nhat Anh 897
7 phút, 6 giây để đọc.

Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nên mọi cha mẹ đều xem nhẹ. Tuy nhiên nếu trường hợp trẻ không may bị tiêu chảy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi theo nghiên cứu, tiêu chảy cấp là nguyên nhần gây tử vong thứ 2 sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Vậy nên các cha mẹ không nên chủ quan ở bất cứ dấu hiệu nào của trẻ khi bị tiêu chảy. Dưới đây, GEF sẽ cung cấp cho cha mẹ những cách để trị tiêu chảy cho bé tại nhà ở dạng nhẹ. Nếu bệnh lý trở nặng phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ gấp.

Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy

Như chúng ta đều biết, hầu như bé nào cũng dễ bị tiêu chảy. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy và thường được xử lý và điều trị tại nhà. Vì vậy cần phải có sự hiểu biết nhất định về bệnh, để chúng ta có những phương pháp điều trị đúng cách. Không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Bé đi tiêu nhiều hơn thường ngày

Bé đi tiêu nhiều hơn thường ngày

Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện khá rõ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường. Đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày. Nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Khi đã xác định được bé bị mắc bệnh các mẹ cần áp dụng các phương pháp chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần. Phân lỏng như nước hay có dịch nhầy, có thể kéo dài đến 14 ngày. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện khá ồ ạt, đặc biệt là trong 2 – 3 ngày đầu. Nhìn chung, trẻ bị tiêu chảy cấp không hiếm gặp. Theo thống kê, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ dễ bị mắc bệnh do virus. Đặc biệt là Rotavirus hay hoành hành vào mùa khô, lạnh. Ngoài yếu tố về thời tiết, trẻ còn có nguy cơ mắc bệnh cao do các nguyên nhân khác. Chẳng hạn như ăn dặm không đúng cách, nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn không hợp vệ sinh…

Bệnh có thể do virus rota gây nên

Bệnh có thể do virus rota gây nên

Tình trạng mất nước và chất điện giải (như natri, kali, canxi và magie) là mối đe dọa hàng đầu khi trẻ bị tiêu chảy. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là tử vong. Do đó, cha mẹ cần lưu ý về thực đơn ăn uống hàng ngày của con.

Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày

Nước là yếu tố quan trọng đầu tiên khi trẻ bị bệnh. Để tránh mất nước khi con bị tiêu chảy, bạn cần cho bé uống nhiều nước hơn mức bình thường. Bạn có thể cho trẻ uống dung dịch bù nước oresol. Nước đun sôi để nguội hoặc các chất lỏng được cung cấp từ thực phẩm như cháo, nước cháo loãng có nêm chút muối, nước cơm…

Cụ thể, sau mỗi lần bé đi ngoài, bạn cần cho trẻ uống lượng nước như sau: Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml nước. Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml nước.Trẻ từ 10 tuổi trở lên: uống theo nhu cầu. Cha mẹ nên lưu ý kỹ điều này.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé

Nhiều cha mẹ luôn nghi rằng trẻ bị tiêu chảy nên kiêng cữ. Nếu đang có suy nghĩ này, bạn hãy quên ngay đi. Vì nếu làm vậy, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn. Thế nên câu trả lời cho việc trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì là hãy cho trẻ ăn uống như bình thường. Không kiêng cữ gì nhưng có thể chia làm nhiều bữa ăn nhỏ để con dễ tiêu hóa.

Với những bé dưới 6 tháng tuổi và đang bú mẹ, hãy cho bé bú thường xuyên và lâu hơn bình thường. Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể duy trì chế độ ăn khoa học. Với các thực phẩm giàu đạm, bột đường và vitamin.

Khi cho trẻ ăn, bạn nên: Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh nguy cơ nôn mửa. Chế biến thực phẩm thành các món ăn dạng lỏng như cháo, súp.

Nên cho bé ăn đồ ăn dạng lỏng

Nên cho bé ăn đồ ăn dạng lỏng

Bạn có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt gà, cá, trứng chín. Các loại trái cây tươi và các loại rau củ nấu chín mềm. Chẳng hạn như cà rốt, đậu xanh, nấm, củ dền, bí đao…

Cho trẻ uống sữa ít béo hoặc sữa chua. Nếu việc tiêu thụ các thực phẩm làm từ sữa khiến cho tình trạng tiêu chảy của con trở nên nặng hơn, bạn có thể dừng không cho trẻ dùng trong một vài ngày.

Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ. Thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, bánh ngọt, bánh rán và xúc xích khi bị tiêu chảy. Ngoài ra cũng nên tránh cho bé ăn bông cải xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh và ngô. Bởi những loại rau củ này dễ gây đầy hơi.

Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé sẽ dần mất đi nếu tình trạng bệnh kéo dài. Điều này khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng. Làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm men vi sinh. Để giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiêu chảy. Với trẻ nhỏ, bạn nên cho trẻ dùng các sản phẩm có chứa nấm men vi sinh Saccharomyces Boulardii. Bởi đây là chủng men duy nhất được Hội Nhi khoa Việt Nam khuyến cáo sử dụng. Liều lượng từ 200 đến 250 mg mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn. Các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn.

Một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý

Không nên dùng thuốc bừa bãi cho bé. Nguyên nhân là do thuốc cầm tiêu chảy có thể cản trở quá trình đào thải độc tố. Khiến phân không thể thải ra ngoài được. Trong khi đó, kháng sinh chỉ điều trị được chứng tiêu chảy do vi khuẩn. Còn nếu trẻ bị tiêu chảy do virus thì dùng kháng sinh không những không có lợi mà còn có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác.

Chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ. Tốt nhất, bạn nên ghi lại các bữa ăn hàng ngày. Bao gồm số lượng, tần suất và thời gian đi tiêu. Điều này có thể giúp bác sĩ dễ dàng loại bỏ nguyên nhân gây tiêu chảy. Chẳng hạn hư không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng.

Lưu ý các triệu chứng và kiểm tra phân của trẻ

Lưu ý các triệu chứng và kiểm tra phân của trẻ

Kiểm tra phân của trẻ mỗi ngày. Nếu thấy tình trạng có máu trong phân, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa con đi khám ngay nếu có trẻ xuất hiện các triệu chứng. Cụ thể như: tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ, không đi tiểu trong 3 giờ, sốt hơn 39ºC, khô miệng, khóc không có nước mắt, phân màu đen hoặc có lẫn máu, mắt trũng…

Nguồn: hellobacsi.com