Cảnh báo hành vi chuyển đổi ngoại tệ phi ngân hàng

Cảnh báo hành vi chuyển đổi ngoại tệ phi ngân hàng

11/02/2021 0 Le Ngoc Mai Vinh 813
6 phút, 8 giây để đọc.

Chuyển đổi ngoại tệ ở các ngân hàng thường có nhiều thủ tục. Đồng thời phải có thời gian chờ nhất định. Cũng như phải đến tận ngân hàng để thực hiện giao dịch. Thế nên một số người chọn cách chuyển đổi ngoại tệ thông qua kênh phi ngân hàng. Nghĩa là không cần đến ngân hàng, mà sử dụng phương án “chợ đen”. Phương thức này có thể loại bỏ được các thủ tục mà ngân hàng truyền thống yêu cầu. Thế nhưng cũng có điểm yếu nhất định.

Dịch bệnh hoành hành, giao dịch xuyên quốc gia tăng cao

Dịch bệnh hoành hành làm cho nhu cầu giao dịch tiền mặt ít được chú ý. Thay vào đó là giao dịch phi tiền mặt. Trong đó dịch vụ chuyển tiền từ ngoại quốc về Việt Nam cũng được tăng cao.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam –  Vụ Quản lý ngoại hối cho biết, năm 2020, ngoại tệ được chuyển đến Việt Nam ta chủ yếu qua bốn kênh. Đó là các ngân hàng thương mại (chiếm nhiều nhất với 72,6%); bưu điện; hải quan và tổ chức kinh tế). Các hoạt động ngầm với lưu lượng khó đong đếm. Thế nên các hình thức chuyển chui khó mà thống kê được.

Ngoại tệ ngày càng được sử dụng nhiều

Người tiêu dùng nói gì?

Chị T. N. là người gốc Việt đang định cư ở Singapore. Chị cho cho biết để gửi tiền về cho người thân ở Việt Nam, chị phải di chuyển khá xa mới tìm được ngân hàng có chi nhánh ở quê để gửi. “Trước đây, mình chỉ chuyển 2.000 USD nhưng người nhà phải mất mấy ngày mới nhận được. Sau này, có người giới thiệu các dịch vụ không chính thức (chợ đen), mình chỉ thông báo số tiền cần gửi, sẽ có người ở Việt Nam mang tiền đến tận nhà người thân. Khi gia đình báo tin đã nhận, ở bên này, mình mới giao tiền, mức phí tương tự NH nhưng không phải mất nhiều thời gian đi lại, làm thủ tục” – chị T. N. tâm sự.

Một chị khác là chị T. T. quê ở tỉnh Sóc Trăng. Chị có có người thân ở nước ngoài muốn chuyển về 200.000 USD để xây nhà cho cha mẹ, nhưng không chứng minh được nhiều thứ mà NH yêu cầu. Chị đành chọn kênh không chính thống dù số tiền lớn. Đồng thời phải chia thành nhiều lần gửi chứ không được cùng một lần. 

Đổi ngoại tệ ở ngân hàng cần nhiều thủ tục

Kênh “chợ đen” được tin dùng

Ở một khía cạnh khác, dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua kênh “chợ đen” cũng sôi động không kém. Qua Zalo và Facebook, chúng tôi làm quen với A. – người tự giới thiệu chuyên nhận chuyển tiền sang Mỹ. A. cho hay, chỉ cần cung cấp địa chỉ bên nhận và cách thức, A. sẽ liên lạc và chuyển tiền. Khi bên nhận thông báo đã nhận được tiền thì bên chuyển mới chuyển tiền cho A. và chịu mức phí từ 1 – 1,5% tính trên tổng giá trị số tiền.

Trường hợp khác là của chị T. C. Chị nói: “Tôi được người quen mách nước chuyển tiền qua công ty xuất nhập khẩu. Các công ty này thường có hạn mức về ngoại tệ để trả tiền mua nguyên liệu ở nước ngoài. Khi cần, tôi sẽ đưa tiền cho công ty tại Việt Nam và trả thêm phí”. Đó là cách mà chị C. đã dùng để gửi phí sinh hoạt cho đứa con đang đi du học.

Ngân hàng yêu cầu quá nhiều thủ tục?

Khi đến chuyển tiền ở các ngân hàng (sau đây viết tắt là NH), NH yêu cầu phải cung cấp rất nhiều thông tin về người nhận, thậm chí cả giấy khám sức khỏe; thậm chí còn phải chứng minh nguồn gốc tiền này là hợp pháp bằng những giấy tờ hợp lệ. 

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu là một chuyên gia tài chính NH. Ông cho biết ngoài mất thời gian và rườm rà thủ tục, không linh hoạt, việc chuyển/nhận tiền qua NH còn tốn lệ phí khá cao, tối thiểu 60 – 70 USD/lần. Do đó, trong trường hợp muốn chuyển số tiền vài trăm USD, người ta sẽ chọn hình thức không cần thủ tục.

Cảnh báo rủi ro trong chuyển đổi ngoại tệ

Thời gian gần đây có nhiều công ty có dịch vụ chuyển tiền nhanh, hoạt động 24/7, hoặc chuyển tiền online (không cần phải đến đại lý) với mức phí rẻ hơn khá nhiều so với NH. Tuy nhiên, với dịch vụ này, người gửi không thể kiểm tra hay theo dõi giao dịch thanh toán của mình. Từ đó các hoạt động gian lận có cơ hội hình thành. 

Những rườm rà trong chuyển đổi ngoại tệ tại NH khiến nhiều người chọn dịch vụ “chợ đen” vì tiện lợi, mức phí hợp lý, nhưng cũng theo tiến sĩ Hiếu, hình thức chuyển tiền này chủ yếu dựa vào niềm tin nên ẩn chứa nhiều rủi ro. Rất nhiều trường hợp mất tiền đã xảy ra mà người mất không thể đòi lại được. Sự mập mờ về tỷ giá và thời gian chuyển tiền, cơ chế bảo mật lỏng lẻo cũng là điều cần đề phòng.

Một đại diện ở một NH thương mại ở Q.3, TP. HCM còn cảnh báo về trường hợp cơ quan chức năng của quốc gia nơi tiền được chuyển đến tịch thu tiền; ngừng cấp visa nếu họ cho rằng đó là tiền bất hợp pháp, hay có nghi ngờ có hành vi trái Pháp luật.

Hãy cẩn thận nếu chuyển đổi ngoại tệ phi ngân hàng

Làm gì để bảo mật thông tin tài chính?

Tuyệt đối không cung cấp các thông tin bao gồm: số thẻ, hiệu lực thẻ, mã số bảo vệ in trên mặt sau thẻ. Và mật khẩu giao dịch ngân hàng trực tuyến, mã PIN cho người khác, kể cả nhân viên ngân hàng.

Ngoài ra, khách hàng cần tìm hiểu kỹ các điều khoản sử dụng. Điều kiện tham gia dịch vụ trước khi đồng ý thanh toán thẻ. Đồng thời độc lập kiểm tra với đơn vị liên kết để tìm hiểu thông tin ưu đãi trước khi tham gia thành viên.

Đồng thời đưa ra các giải pháp để khách hàng có thể bảo mật tài khoản ATM an toàn. Khi gặp sự cố về thẻ ATM, khách hàng cần báo ngay tới ngân hàng cung cấp thẻ để được hỗ trợ nhanh nhất.

Cập nhật thêm tin tức về Tài chính – Ngân hàng tại đây.

Nguồn: vietnamnet.vn