Sàn Nasdaq (Mỹ): Cổ phiếu EHang giảm 63% khi buộc bơm thổi doanh thu

Sàn Nasdaq (Mỹ): Cổ phiếu EHang giảm 63% khi buộc bơm thổi doanh thu

03/03/2021 0 Tran Khoa Quynh Anh 365
4 phút, 52 giây để đọc.

Ngụy tạo trong kinh doanh một khi bị phát hiện sẽ phải trả cái giá rất đắt. Đây là một trường hợp của Công ty taxi bay Ehang sau khi bị tố cáo ngụy tạo doanh thu để thổi giá cổ phiếu, lừa gạt cổ đông. Kết quả là hàng loạt nhà đầu tư vào công ty đã bán tháo cổ phiếu EHang.

EHang – công ty taxi bay có trụ sở tại Trung Quốc. Có cổ phiếu niêm yết ở sàn Nasdaq của Mỹ.

EHang - Công ty taxi bay không người lái

EHang – Công ty taxi bay không người lái

Bằng chứng của Wolfpack Research

Hôm 16/2, Wolfpack Research (Tổ chức nghiên cứu chuyên phục vụ đội bán khống) đăng tải một báo cáo 33 trang dài và chi tiết về hoạt động kinh doanh của EHang.

Wolfpack (có nghĩa là Bầy sói) cáo buộc “EHang là một phi vụ bơm thổi cổ phiếu rất tinh vi. Nó được dàn dựng bằng cách ngụy tạo doanh thu dựa trên các hợp đồng giả” với một đối tác có liên quan. Theo Wolfpack, EHang đã “gian dối về cả sản phẩm, dây chuyền sản xuất, doanh thu, quan hệ hợp tác và tiềm năng được cấp phép trong lĩnh vực kinh doanh chính”.

Tổ chức nghiên cứu này tuyên bố đã thu thập được vô số bằng chứng, “bao gồm cả các bức ảnh hậu trường bí mật, ghi âm điện thoại, video tham quan các cơ sở kinh doanh của EHang” cũng như các văn phòng của công ty Kunxiang – đối tác ký kết nhiều hợp đồng với EHang.

Giá cổ phiếu sụt giảm

Ngay trong phiên 16/2, sau khi các cáo buộc nghiêm trọng trên được công bố, giá cổ phiếu EHang đã lao dốc 63%, từ hơn 124 USD còn 46,3 USD/cp. Sang phiên 17/2, giá cổ phiếu hồi phục lên mức 77,73 USD. Nhưng đến ngày 18/2 lại tiếp tục giảm hơn 21% còn 61,2 USD.

Động thái từ EHang

Trong một thông cáo gửi ra ngày 16/2, EHang tự khẳng định mình là “công ty hàng đầu thế giới về công nghệ máy bay không người lái”. Đồng thời chỉ trích bản báo cáo của Wolfpack Research là “có nội dung lừa đảo” và “chứa vô số sai sót, nhiều nhận định chưa kiểm chứng và diễn đạt sai hàng loạt thông tin”.

EHang cũng cho biết “sẽ xem xét mọi hành động cần thiết và hợp lý. Mục đích để bảo vệ lợi ích của công ty và tất cả cổ đông”.

Theo CNN, EHang là công ty taxi bay tự động thành lập năm 2014. Trong những năm qua, công ty này nổi tiếng với những chiếc taxi tự bay không cần người điều khiển. Năm 2019, EHang niêm yết cổ phiếu tại sàn Nasdaq, New York.

Một người phát ngôn của EHang khẳng định “Wolfpack thiếu những hiểu biết sơ đẳng nhất về mô hình kinh doanh và cách thức vận hành của EHang” và tuyên bố sẽ sớm “bác bỏ toàn bộ các cáo buộc của Wolfpack”.

Cận cảnh một chiếc máy bay không người lái của EHang tại Hàn Quốc

Cận cảnh một chiếc máy bay không người lái của EHang tại Hàn Quốc

Cáo buộc gian lận khác của Luckin Coffee

Một công ty Trung Quốc khác là Luckin Coffee cũng bị phe bán khống cáo buộc gian lận. Về sau, Luckin Coffee thừa nhận đã ngụy tạo hơn 300 triệu USD doanh thu. Tiếp đó, công ty phải hủy niêm yết khỏi sàn Nasdaq vào năm 2020. Tháng 2/2021 nộp đơn phá sản tại Mỹ.

Thời kì hoàng kim của Luckin Coffee 

Luckin là chuỗi quán cà phê lớn nhất tại Trung Quốc về số lượng cửa hàng mở bán. Đặc biệt vượt trội về lượng bán tại nước này. Tính đến cuối năm 2019, chuỗi này đang có đến 4500 cửa hàng tại Trung Quốc. Nó vượt qua 4300 cửa hàng của Starbucks.

Từ khi mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2017, chỉ trong vòng 2 năm Luckin Coffee đã tăng trưởng chóng mặt. Tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ này có được một phần bắt nguồn từ định hướng từ đầu của Luckin – thiên hướng là một công ty công nghệ hơn là một quán cà phê thông thường. Giống như nhiều công ty công nghệ, Luckin đang đẩy mạnh tăng trưởng, nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của mình với hy vọng tạo ra thị trường riêng với các cửa hàng cà phê siêu tiện lợi.

Mới đây, thương hiệu này đã ra mắt loại hình bán lẻ không người, hay là máy bán tự động. Thiết bị được tạo ra với mong muốn “đưa Luckin Coffee đến gần hơn với khách hàng”, hứa hẹn sẽ giúp thương hiệu này ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng.

Chiêu trò từ các tổ chức

Các tổ chức bán khống chuyên đi vay cổ phiếu để bán ở thời điểm hiện tại. Sau đó, mua cổ phiếu trong tương lai để trả lại hàng đã vay. Nếu giá cổ phiếu giảm, số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu ban đầu sẽ lớn hơn chi phí mua cổ phiếu trong tương lai (cộng với lãi vay) và phe bán khống sẽ có lãi. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu tăng hoặc đi ngang, đội bán khống chắc chắn sẽ lỗ.

Thông thường, đội bán khống đi vay cổ phiếu để bán. Sau đó, họ sẽ đăng tải các báo cáo có nội dung tiêu cực về doanh nghiệp, hy vọng nhiều người sẽ hùa theo bán khống và đè giá cổ phiếu xuống.

Nguồn: vietnambiz.vn

Xem thêm những tin tức về thị trường Chứng khoán: