Trẻ thiếu ngủ và những tác hại khôn lường các mẹ nên lưu ý

Trẻ thiếu ngủ và những tác hại khôn lường các mẹ nên lưu ý

03/03/2021 0 Do Nhat Anh 367
6 phút, 43 giây để đọc.

Một giấc ngủ sâu và đủ giấc cũng là một liều thuốc bổ cho sự sinh trưởng và phát triển của các bé. Bởi khi trẻ thiếu ngủ, các hành vi và sức khỏe của cơ thể bé sẽ bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Cụ thể như trẻ sẽ bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung trong học tập, tính tình thường xuyên thay đổi. Thậm chí là hệ miễn dịch của bé cũng bị suy giảm. Do vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát và giúp bé có thời gian sinh hoạt hợp lý và ngủ đủ giấc để bé được phát triển toàn diện hơn.

Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Thiếu ngủ làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Eem bé có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn như cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và hầu hết trong số đó đã kết luận rằng giấc ngủ và hệ thống miễn dịch có liên quan theo một cách phức tạp.

Trẻ thiếu ngủ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Trẻ thiếu ngủ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch giải phóng protein chống lại bệnh tật trong khi ngủ. Khi cơ thể bị thiếu ngủ, các protein giảm về số lượng và khiến bé dễ mắc bệnh hơn. Hơn nữa, nó cũng ảnh hưởng đến thời gian phục hồi sau bệnh. Các mẹ nên lưu ý nhé!

Trí nhớ giảm sút

Đây có lẽ là tác hại phổ biến không chỉ ở trẻ em mà còn ở cả người lớn. Cụ thể, việc ngủ không đủ giấc khiến trẻ khó suy nghĩ mạch lạc. Do luồng thông tin về ký ức bị hạn chế di chuyển về phía vỏ não trước trán, gây tình trạng mau quên.

Trẻ thiếu ngủ bị giảm trí nhớ

Trẻ thiếu ngủ bị giảm trí nhớ

Ngoài ra, trong một thử nghiệm trên những đối tượng trẻ bị mất ngủ thời gian dài, tốc độ phản ứng của các bé giảm đến 50%. Điều này thậm chí còn tệ hơn nếu chúng có sử dụng thức uống có chất kích thích. Hệ lụy gây ra là hiệu suất học tập của bé đột ngột giảm.

Trẻ bị mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Căn bệnh này thật lạ đúng không? Thực tế, ngày càng nhiều trẻ em hiện nay được chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Theo đó, trẻ mắc bệnh lý này thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung. Thường xuyên quên nhiệm vụ, dễ bị phân tâm. Hơn nữa còn khó chịu khi phải ngồi yên một chỗ. Điều đáng quan tâm là trẻ mắc ADHD thường có chất lượng giấc ngủ kém. Bị thiếu ngủ hoặc luôn có cảm giác buồn ngủ vào buổi sáng. Những vấn đề trên đều để lại hậu quả nặng nề đối với việc học hành của bé. Bên cạnh đó cũng khiến các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng theo.

Cảm xúc không ổn định

Tình trạng thiếu ngủ có thể khiến việc kiểm soát cảm xúc của trẻ trở nên khó khăn – Theo ghiên cứu tại Đại học California, Hoa Kỳ. Do vậy, bố mẹ sẽ thường xuyên bắt gặp hình ảnh trẻ khóc, cười, cáu bẳn, lo âu… Đôi khi, trẻ không ngủ đủ giấc còn có xu hướng trầm cảm, giận dữ. Nhất là với các bé gái. Nếu bất chợt phụ huynh nhận được thông báo con mình có hành vi bạo lực tại trường thì hãy bình tĩnh. Sau đó nghiêm túc xem xét lại chất lượng giấc ngủ của con mình.

Trẻ thiếu ngủ cảm xúc thất thường

Trẻ thiếu ngủ cảm xúc thất thường

Có nguy cơ béo phì cao

Cân nặng của trẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều vì việc thiếu ngủ. Bằng chứng là một nghiên cứu diễn ra trong 3 năm trên 20.000 đối tượng ở Hoa Kỳ. kết quả cho thấy, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ cao bị tăng cân và béo phì. Lý do vì các hormone đảm nhiệm vai trò kiểm soát khẩu vị và phân hủy glucose bị thay đổi do thiếu ngủ. Các mẹ nên kiểm soát giấc ngủ của bé ngay đi thôi.

Dễ dẫn đến bệnh tiểu đường

Các bạn không đọc nhầm đâu, căn bệnh này có liên quan mật thiết đến việc trẻ thiếu ngủ đấy. Các nhà khoa học cho biết, những người ngủ ít hơn vào ban đêm khả năng xử lý đường huyết kém. Dẫn đến dễ có nguy cơ phát sinh bệnh.

Mặt khác, trẻ ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày khả năng bị cảm lạnh cũng cao hơn bình thường. Bởi lẽ, giấc ngủ ngon giúp cải thiện chức năng của tế bào T. Đây là loại tế bào miễn dịch này đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể. Giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn từ môi trường ngoài. Nếu không muốn con mình có nguy cơ mắc bệnh này các mẹ nên chú ý đến giấc ngủ của con.

Nhận biết trẻ bị thiếu ngủ

Dấu hiệu rõ nhất là trẻ xuất hiện các triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ. Cụ thể như: ngáy to quá mức, thở bằng miệng. Thức dậy thường xuyên vào ban đêm. Trẻ bị bệnh mộng du. Trẻ khó ngủ về đêm. Mệt mỏi, uể oải, thấy buồn ngủ vào ban ngày. Trẻ thiếu tỉnh táo, hay ngủ gật. Kết quả học tập giảm sút, hay lúng túng, cáu kỉnh

Trẻ ngáy hoặc thở bằng miệng khi ngủ là triệu chứng

Trẻ ngáy hoặc thở bằng miệng khi ngủ là triệu chứng

Tình trạng thiếu ngủ cũng có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Với các bé từ 1 – 4 tháng tuổi, trẻ thường dành từ 14 – 15 giờ mỗi ngày để ngủ. Mỗi giấc kéo dài từ 4 – 6 giờ và trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối. Trẻ từ 4 tháng đến 1 tuổi tuy thời gian ngủ có thể ít hơn nhưng mẹ vẫn nên đảm bảo để bé ngủ ít nhất 10 giờ/ngày.

Biện pháp khắc phục khi trẻ thiếu ngủ

Cha mẹ cần nắm rõ những triệu chứng và tác hại của việc thiếu ngủ. Từ đó giúp trẻ có hướng sinh hoạt khoa học hơn. Trong trường hợp nếu phát hiện trẻ khó ngủ hoặc không ngủ đủ giấc, bạn có thể từng bước thử thay đổi nếp sinh hoạt của con. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lứa tuổi của con mà cần có cách tiếp cận khác nhau.

Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên rèn cho con thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Kể cả dịp lễ, hay ngày cuối tuần. Thử các hoạt động khiến trẻ cảm thấy thư giãn trước khi lên giường. Cụ thể như tắm nước ấm hoặc đọc sách, kể chuyện.

Ba mẹ nên rèn cho trẻ ngủ đúng giờ

Ba mẹ nên rèn cho trẻ ngủ đúng giờ

Tránh cho trẻ tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein (bao gồm cả nước ngọt và sô cô la nóng) trước giờ đi ngủ. Nên đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ của trẻ không quá lạnh, cũng không quá nóng. Ánh sáng đèn dịu nhẹ, đồng thời phải tránh tiếng ồn tốt. Giữ trẻ cách xa các thiết bị công nghệ có thể làm cản trở giấc ngủ như: tivi, máy tính bảng, điện thoại di động…

Nếu những biện pháp trên vẫn không hiệu quả cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra ngay. Kịp thời nhận lời khuyên của bác sĩ và giúp trẻ cải thiện giấc ngủ. Hãy ghé GEF để cập nhật nhiều phương pháp phòng bệnh cho trẻ nhé!

Nguồn: hellobacsi.com