Công nghệ đầu tiên trên thế giới lọc nước biển thành nước uống chỉ 30′
03/03/2021Khoảng 71% diện tích trái đất được bao phủ bởi nước. Tuy nhiên chỉ 2% trong số đó là nước ngọt mà con người có thể sử dụng. Mới đây một nhóm các nhà khoa học tại Australia đã phát minh ra công nghệ mới – hô biến nước mặn thành nước ngọt an toàn và có khả năng thay đổi cuộc sống của hàng triệu sinh mạng trên toàn cầu. Bằng cách sử dụng những hợp chất có cấu tạo giữa kim loại và hữu cơ kết hợp với ánh sáng mặt trời. Chỉ trong khoảng 30 phút nước sẽ được làm sạch hoàn toàn. Hiệu quả hơn nhiều so với những công nghệ lọc nước hiện nay.
Trên trái đất khoảng 97% lượng nước là nước mặn, nếu công nghệ này được hiện thực hóa. Thì nguồn tài nguyên vô tận này sẽ là niềm hy vọng giúp nhiều người dân được tiếp cận người nước an toàn và phù hợp. Đây sẽ là phát minh sẽ trở thành nguồn động lực, khích lệ tinh thần cho các nhà khoa học.
Bộ lọc MOF – công nghệ biến nước biển thành nước muối
Chỉ với một bộ lọc công nghệ cao và năng lượng trực tiếp từ ánh sáng mặt trời. Các nhà khoa học Australia đã phát triển công nghệ đầu tiên trên thế giới. Giúp lọc một khối lượng lớn nước biển thành nước uống trong thời gian chưa đến 30 phút.
Theo công trình nghiên cứu của trường Đại học Monash tại thành phố Melbourne. Bộ lọc được thiết kế đặc biệt, có khả năng lọc hàng trăm lít nước có thể uống được mỗi ngày. Mà chỉ cần sử dụng ánh sáng mặt trời trực tiếp để lọc. Một quy trình hứa hẹn nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chi phí thấp và bền vững.
Bộ lọc sử dụng các vật liệu khung hữu cơ – kim loại (MOFs). Gồm các hợp chất chứa các ion kim loại hình thành một vật liệu tinh thể với bề mặt riêng lớn hơn mọi vật liệu từng được biết tới nay. Trong quá trình khử muối. Bước đầu, một bộ lọc MOF chuyên dụng sẽ tách hoàn toàn muối từ nước biển. Quy trình này không tiêu thụ năng lượng. Trước khi được đưa trở lại để thực hiện quy trình tách muối thêm một lần nữa. Bộ lọc MOF này sẽ được đưa ra dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp trong chưa đầy 4 phút để tái tạo chức năng.
Giải pháp khử muối tiết kiệm năng lượng và bền vững với môi trường
Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào và có tính tái tạo nhất trên Trái đất. Việc chúng tôi phát triển một quy trình khử muối mới. Tận dụng ánh sáng mặt trời mang lại một giải pháp khử mặn tiết kiệm năng lượng và bền vững với môi trường.”
Khung hữu cơ – kim loại là một nhóm các hợp chất bao gồm các ion kim loại tạo thành vật liệu tinh thể. Có diện tích bề mặt lớn nhất so với bất kỳ vật liệu nào được biết đến từ trước đến nay. Trên thực tế, MOFs rất xốp. Nên chúng có thể nhét vừa toàn bộ bề mặt sân bóng trong một thìa cà phê.
Giáo sư Huanting Wang, giảng viên Khoa Công nghệ hóa học trường Đại học Monash – chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trên. Nhận định phương pháp khử muối là cách làm khả thi. Nhằm giải tỏa áp lực thiếu hụt nguồn nước trên thế giới.
Ông Wang cho rằng với ưu điểm tiêu thụ ít năng lượng và không sử dụng chất hóa học. Công nghệ mới này hứa hẹn là một giải pháp ổn định và bền vững cho nguồn nước sạch trong tương lai. Nghiên cứu này cung cấp một lộ trình mới cho việc thiết kế các vật liệu chức năng sử dụng năng lượng mặt trời. Nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng và cải thiện tính bền vững của quá trình khử muối trong nước.
Nguồn: baotintuc.vn