Tác dụng thần kỳ của tinh dầu trong điều trị vết bỏng

Tác dụng thần kỳ của tinh dầu trong điều trị vết bỏng

02/03/2021 0 Do Nhat Anh 395
6 phút, 14 giây để đọc.

Trẻ em luôn không chịu ngồi yên một chỗ nên thường hay gặp phải những tai nạn không đáng có. Trong đó bỏng cũng là trường hợp ba mẹ nên lưu ý. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị bỏng. Phụ huynh chăm bé nên tìm hiểu rõ các nguyên nhân để kịp thời phòng tránh. Nếu bé không may gặp phải thì nên có những cách sơ cứu kịp thời và nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ. Dưới đây là những tác dụng thần kì của tinh dầu giúp bé làm dịu vết bỏng. Cha mẹ hãy tham khảo để áp dụng ngay khi cần thiết nhé!

Bỏng là gì?

Bỏng được định nghĩa là một thương tích đối với da, mô dưới da hoặc cơ quan khác do nhiệt gây ra. Nó xảy ra khi các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá hủy bởi chất lỏng nóng (bỏng nước), các chất rắn nóng (bỏng tiếp xúc), hoặc ngọn lửa (bỏng do lửa).

Trẻ em hiếu động nên thường dễ bị bỏng

Trẻ em hiếu động nên thường dễ bị bỏng

Bỏng có thể do nhiệt: bỏng nước, bỏng tiếp xúc, bỏng do lửa, hỏng hóa chất, bỏng điện. Hoặc do hít phải: khí, hơi nước, chất lỏng nóng hoặc các sản phẩm độc hại cháy chưa hết gây ra. Chúng gây ra thương tích về nhiệt hoặc hóa chất cho khí quản và phổi. Kèm theo là bị bỏng da trong khoảng 20% – 35% các ca.

Các thương tích cho da hoặc các mô cơ quan khác do bức xạ, phóng xạ, điện, ma sát. Ngoài ra tiếp xúc với hóa chất cũng được coi là bỏng.

Dùng tinh dầu hoa oải hương

Đây là giải pháp hữu hiệu để xoa dịu vết bỏng cho bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy, loại dầu này rất tốt trong việc chữa lành tổn thương. Điều này không chỉ nhờ vào đặc tính giảm đau, kháng viêm mà còn nhờ vào khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Giúp làm giảm nguy cơ hình thành mô sẹo.

Dùng tinh dầu hoa oải hương

Dùng tinh dầu hoa oải hương

Việc sử dụng tinh dầu oải hương trên vùng da bị ảnh hưởng còn ngăn tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Sau cùng, với hương thơm dễ chịu, dầu oải hương mang lại cảm giác êm dịu. Giúp xua tan đau đớn và giúp trẻ dễ ngon giấc hơn. Để tăng hiệu quả điều trị có thể kết hợp với dầu dừa.

Dùng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà cũng là một trong những ứng cử viên sáng giá. Với khả năng làm mát, xoa dịu cảm giác nóng rát tức thì. Loại dầu này rất thích hợp dùng trong trường hợp trẻ bị bỏng do chạm vào các dụng cụ bếp hoặc hơi nước.

Vì nồng độ khá cao nên trước khi dùng, bạn lưu ý cần pha loãng tinh dầu bạc hà với dầu dẫn. Hoặc phối trộn chung với gel lô hội (nha đam) với tỷ lệ một thìa súp gel, 3 giọt tinh dầu. Mẹ cần đảm bảo thoa hỗn hợp này lên vùng da bị ảnh hưởng càng sớm càng tốt sau khi phát hiện trẻ bị bỏng. Để tránh bị chuyển biến nặng.

Dùng tinh dầu tràm trà

Dầu tràm trà cũng là “thần dược” giúp chữa bỏng tại nhà. Theo các chuyên gia, dầu tràm trà được dùng để điều trị nhiều vấn đề liên quan đến da, bao gồm cả trường hợp bỏng nhẹ.

Dùng tinh dầu tràm trà

Dùng tinh dầu tràm trà

Về dược tính, tinh dầu tràm trà có công dụng sát khuẩn, kháng nấm. Đặc biệt, khi kết hợp với dầu dẫn (dầu dừa, dầu jojoba…). Mẹ có thể giảm đau cho trẻ bằng cách dùng hỗn hợp thoa đều nhẹ nhàng xung quanh vùng da bị ảnh hưởng. Mặc dù khá lành tính, nhưng với trẻ sơ sinh, bạn tuyệt đối tránh dùng dầu chưa pha loãng bôi trực tiếp lên da. Bởi như vậy sẽ gây phản tác dụng ngay.

Dùng tinh dầu khuynh diệp

Dùng tinh dầu khuynh diệp

Dùng tinh dầu khuynh diệp

Cũng như tràm trà, tinh dầu bạch đàn cũng được ưa chuộng. Và có thể được dùng như biện pháp chữa bỏng tại nhà rất tuyệt vời. Loại dầu này cũng giúp giảm nhanh cảm giác bỏng rát. Bên cạnh đó, với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả, bạn sẽ không phải lo vấn đề vết bỏng của trẻ bị nhiễm trùng. Hơn nữa mùi hương cũng rất dẽ chịu.

Dùng tinh dầu manuka

Manuka là cái tên khá lạ và mới. Nhưng loại tinh dầu có nguồn gốc từ New Zealand hiện nay cũng rất được lòng người dân Việt. Bởi những lợi ích sức khỏe không ngờ. Theo đó, tinh dầu manuka sở hữu đặc tính kháng khuẩn cao. Làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Do vậy, đây được xem là một trong những tinh dầu chữa vết bỏng hữu ích cho trẻ.

Không những thế, loại tinh dầu này còn có khả năng làm mờ sẹo và các vết hằn trên da bằng cách thúc đẩy sự phát triển tế bào ở vùng da bị ảnh hưởng. “Gương mặt” mới nhưng hiệu quả bất ngờ nhé!

Cách sử dụng 

Da của bé rất mỏng nên mẹ không nên bôi trực tiếp tinh dầu lên nhé. Điều này sẽ khiến tổn thương thêm trầm trọng, thậm chí dẫn đến viêm và làm trẻ đau đớn hơn. Thay vào đó, bạn có thể thử những cách tiếp cận an toàn sau đây:

Chườm hỗn hợp tinh dầu nước ấm

Phù hợp với trường hợp bé bị bỏng chưa quá lâu. Các bước thực hiện như sau: Thêm khoảng 5 giọt tinh dầu vào 1 cốc nước ấm. Bạn có thể phối trộn nhiều loại khác nhau nếu muốn. Khuấy đều, sau đó dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp và đắp lên vết bỏng. Lặp đi lặp lại tnhiều lần. Nên thự hiện hằng nghì cho đến khi vết thương lành.

Dùng với dầu dẫn hoặc thuốc mỡ

Các mẹ có thể trộn tinh dầu với dầu dẫn hoặc thuốc mỡ. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng khi vết bỏng đã lành nhằm giữ ẩm và thúc đẩy da phục hồi hoàn toàn. Lý do vì việc dùng các sản phẩm chứa dầu có thể che lấp vết thương và khiến vi khuẩn tích tụ. Từ đó khiến tổn thương thêm nghiêm trọng. Tuyệt đối không dùng cách này với vết bỏng mới hoặc bỏng độ hai.

Trộn tinh dầu với dầu dẫn hoặc thuốc mỡ

Trộn tinh dầu với dầu dẫn hoặc thuốc mỡ

Sau khi quan sát thấy tình trạng viêm thuyên giảm, mẹ hãy trộn 5 giọt tinh dầu với 30 gram kem dưỡng ẩm (loại không có hương liệu) hoặc 30 ml dầu dẫn (dầu ô liu, dầu dừa, dầu hướng dương).

Trên đây là những công dụng tuyệt vời mà tinh dầu mang lại trong điều trị vết bỏng. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ để chữa trị kịp thời cho bé. Đừng quên ghé GEF để xem  các tin về chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhé!

Nguồn: hellobacsi.com