Tìm ra người có mức lương cao nhất trong năm 2020 vừa qua

Tìm ra người có mức lương cao nhất trong năm 2020 vừa qua

03/03/2021 0 Le Ngoc Mai Vinh 265
5 phút, 42 giây để đọc.

Người có mức lương phải nói là khủng nhất trong năm 2020 vừa qua là một quản lí cho một công ty có vốn đầu tư bên ngoài có vốn đầu tư nước ngoài ở TP.HCM.. Trong năm Covid-19, đây được xem là một mức lương cực đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên đến 2020 lại có những sự suy giảm nhất định. Do nền kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng và lũng đoạn bởi dịch covid-19.

Mức lương trung bình năm 2020 giảm so với năm trước

Vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã công bố trạng thái về lương, thưởng đầu năm 2021 của người lao động. Theo đó, năm 2020, mức lương trung bình mỗi tháng là 7.54 triệu đồng. Năm 2019, con số này là 7.77 triệu đồng. Nghĩa là năm 2020 giảm 3% so với năm trước đó.

Đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước hoàn toàn – công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có mức vốn điều lệ mỗi tháng là vào khoảng 9,1 triệu đồng. SO với năm 2019 thì giảm 2,5% (năm 2019, mỗi tháng là 9,34 triệu đồng).

Đối với các công ty cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là 8,08 triệu đồng/tháng. Năm 2019 là 8,18 triệu đồng/tháng. Như vậy so với năm 2019 thì giảm 1,7%.

Đối với công ty dân doanh là 7,13 triệu đồng/tháng, giảm 1,7% so với năm 2019 (7,25 triệu đồng/tháng). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 8,12 triệu đồng/tháng. Năm 2019 là 8,46 triệu đồng/tháng. Vậy là giảm 4% so với năm 2019.

Mức lương trung bình năm 2020 giảm so với năm trước

Ai là người có mức lương cao nhất trong năm 2020?

Trong năm Covid-19, mức lương cao nhất là 516,06 triệu đồng/tháng. Nó được trả cho 1 quản lý tại một công ty chuyên sản xuất kinh doanh đồ điện gia dụng. Đó là công ty TNHH CP Group Seb Việt Nam.

Cũng có một số doanh nghiệp trả lương rất cao cho vài vị trí. Hà Nội là 185,14 triệu đồng/tháng (công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước), tại Đà Nẵng 263,45 triệu đồng/tháng (doanh nghiệp dân doanh), tại Đồng Nai 155,05 triệu đồng/tháng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương là 497 triệu đồng/tháng.

Thưởng Tết năm 2021 có lớn không?

Về điều này, theo thống kê cho thấy có khoảng 45,2% trong tổng số 62.640 doanh nghiệp có báo cáo kế hoạch thưởng Tết Dương lịch, mức thưởng bình quân 2,34 triệu đồng/người. Thưởng Tết Dương lịch là 0,93 triệu đồng/người. Như vậy so với Tết Dương lịch thì thưởng Tết cổ truyền năm nay tăng 151%.

Trong tổng số 62.640 doanh nghiệp, có khoảng 55,6%  báo cáo có kế hoạch thưởng tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với mức thưởng bình quân gần bằng 1 tháng lương (6,36 triệu đồng/người); thưởng Tết Nguyên Đán năm ngoái là 6,69 triệu đồng/người; như vậy thì năm nay chỉ bằng 95% so với năm ngoái.

Nhiều công ty thưởng Tết “ít lại” vì dịch bệnh

Vẫn nhiều doanh nghiệp chưa có kế hoạch thưởng cuối năm

Thông tin này cũng được đại diện Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ. Theo đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tình hình lao động, việc làm và tiền lương, tiền thưởng so với năm 2019 của người lao động sẽ giảm.

Những công ty trả lương, thưởng cho người lao động rất khác nhau tùy theo vị trí công việc, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Mức tiền lương, tiền thưởng cao chủ yếu tập trung vào các ngành có lợi thế, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưđiện tử – công nghệ thông tin, y tế, hóa mỹ phẩm, tài chính – ngân hàng,…

Điều bất ngờ hơn là đến thời điểm khảo sát vẫn còn khoảng 50% doanh nghiệp chưa có kế hoạch thưởng Tết cho nhân viên của mình.

Phía đại diện cho biết: “Một số công ty chưa báo cáo chủ yếu là do doanh nghiệp gặp khó khăn; chưa dự liệu được tình hình sản xuất kinh doanh năm 2021; nên chưa lên được mức thưởng cụ thể hoặc dữ liệu mức thưởng thấp hơn; nên chưa công bố để tránh sự xáo trộn trong quan hệ lao động; hoặc đang chờ xin ý kiến từ nước ngoài của công ty mẹ”.

Như thường lệ, ngoài tiền thưởng Tết cho người lao động, các doanh nghiệp còn có nhiều hình thức hỗ trợ thiết thực khác cho người lao động như tặng quà Tết, lì xì, hỗ trợ tiền tàu xe, phiếu mua hàng, lì xì,…

Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế

Năm Covid-19, GDP của nền kinh tế bị ảnh hưởng như thế nào?

Về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP): GDP 9 tháng đầu năm đạt 2,12%; và năm 2020 ước thực hiện đạt 2%-3%, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đạt 6,8%; và so với mức tăng của năm 2019 là 7,02%. Đây là thách thức rất lớn của năm 2020; và ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy giảm GDP toàn cầu 2020 lên tới khoảng trên dưới -5%; thì kết quả tăng trưởng GDP của nước ta là rất đáng trân trọng.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị và tỷ lệ lao động qua đào tạo không đạt kế hoạch đề ra. Trong đó, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị ước thực hiện 4,39%; so với mục tiêu là dưới 4%; chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo ước thực hiện 64,5% thấp hơn so với mục tiêu 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ ước thực hiện 24,5%; thấp hơn so với mục tiêu là 25%.

Xem thêm tin tức mới nhất về Tài chính – Ngân hàng tại đây.

Nguồn: vietnamnet.vn