Mùa mưa bão – mùa của nhiều bệnh về hô hấp và da

Mùa mưa bão – mùa của nhiều bệnh về hô hấp và da

03/03/2021 0 Tran Thi Thanh Quy 301
7 phút, 7 giây để đọc.

Tại nước ta với khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhiều vấn đề về sức khỏe cũng biến đổi theo mùa. Đặc biệt là vào mùa mưa thì nhiều người gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến đường hô hấp và da.

Một số bệnh thường thấy vào mùa mưa được Bộ y tế khuyến cáo như là: cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm họng…Đặc biệt trong những năm gần đây Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp viêm da do Kiến ba khoang, viêm da do nước ngọt…Quý bạn đọc hãy theo dõi bảng tin sức khỏe – phòng bệnh người lớn dưới đây. Nêu ra một số bệnh thường gặp ở mùa mưa, đặc biệt là các bệnh hô hấp và da. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất.

Bệnh đường tiêu hóa mùa mưa lũ

Tại thời điểm mưa bão mưa như hiện nay, cùng môi trường nước bị nhiễm bẩn. Các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi…).

Nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa bão

Nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa bão

Cách phòng bệnh

Để phòng bệnh, cần xử lý nước ăn uống hợp vệ sinh. Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật bẩn, nước bẩn. Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống chín; sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm. Không ăn thức ăn ôi thiu, thực phẩm quá hạn sử dụng, thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, ăn rau sống lấy từ vùng ngập lụt. Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải xác động vật chết. Uống thuốc hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin. Nếu bị mắc bệnh này, bạn hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám.

Mùa mưa – mùa của bệnh sốt xuất huyết

Khi một mùa mưa lũ qua đi, môi trường bẩn và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi phát triển. Do đó bệnh sốt xuất huyết cũng xuất hiện theo sau. Để phòng sốt xuất huyết, trước hết cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày. Diệt lăng quăng, bọ gậy; xử lý các dụng cụ đọng nước, không cho muỗi đẻ trứng. Phun hóa chất diệt muỗi ở nơi nguy cơ cao, khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

Sau khi lũ rút, môi trường bẩn và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi phát triển

Sau khi lũ rút, môi trường bẩn và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi phát triển

Cách phòng bệnh

Nguyên tắc chung để bảo vệ sức khỏe đó là nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Làm sạch bùn, phù sa ra khỏi nhà, tường, đồ đạc, vật dụng, sân, đường đi… Vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, đồ dùng, vật dụng. Khơi thông cống rãnh, lấp các vũng nước đọng, phát quang các bụi rậm quanh nhà.

Thu gom rác thải, chất thải, xác súc vật chết để xử lý. Chôn lấp và tẩy uế theo quy định, tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Luôn giữ môi trường sống được thông thoáng và sạch sẽ.

Cảnh giác thêm các bệnh về da mùa mưa lũ

Nấm da là tình trạng bệnh hay gặp nhất trong và sau mùa mưa lũ. Bệnh nấm da, gây ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Bệnh do các chủng nấm có mặt trong đất, hoặc từ người khác lây sang. Điều kiện thuận lợi gây bệnh là ẩm ướt. Khi môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nấm hay xuất hiện ở các vùng ẩm trên da như bẹn, nách, đặc biệt là kẽ chân do bị dầm trong nước kéo dài.

Triệu chứng chung của bệnh nấm da là các mụn nước nhỏ bằng hạt kê, từng đám, mảng, có thể bong vảy, ngứa rất nhiều.

Bệnh về da thường gặp mùa mưa lũ

Bệnh về da thường gặp mùa mưa lũ

Các phòng bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, để phòng bệnh này. Trước hết lau thật khô da sau khi tiếp xúc với nước. Hạn chế mặc quần áo ướt, không đi tất ẩm. Không dùng nhiều xà phòng để vệ sinh da, vì xà phòng tạo môi trường kiềm, thuận lợi cho nấm phát triển. Không dùng các kem có chứa corticoid để bôi, bởi corticoid tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Ngoài ra có thể bôi các kem chống nấm: Calcrem (clotrimazol) 2 lần/ngày. Nếu bị nấm lan nặng có thể uống sporal (Itraconazol) 100mg x 4 viên/ngày, chia làm 2 lần x 7 ngày.

Trong trường hợp không có thuốc, có thể sử dụng tạm thời lá trầu không đun nước để ngâm chân. Ngâm dấm, nước chanh loãng để phòng ngừa nấm kẽ chân.

Không tắm gội, giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu bắt buộc phải lội nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô. Nhất là các kẽ ngón chân, tay.

Ngoài ra các bệnh như viêm nang lông, ghẻ lở, hắc lào, lang ben…, cũng rất phổ biến.

Các bệnh về mắt

Các bệnh liên quan đến mắt như đau mắt đỏ, viêm tuyến lệ, viêm bờ mi…được xếp vào danh sách một trong những căn bệnh phổ biến nhất mùa mưa lũ.

Mùa mưa mũ mắt cũng có thể bị ảnh hưởng và gây bệnh

Mùa mưa mũ mắt cũng có thể bị ảnh hưởng và gây bệnh

Cách phòng bệnh

Để phòng bệnh, điều đầu tiên cần làm là không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn. Không dùng chung khăn mặt, chung chậu với người bị đau mắt đỏ. Chú ý diệt ruồi, đây là vật trung gian truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành. Nên tra thuốc nhỏ mắt cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.

Người dân cần chú ý chọn lộ trình phù hợp tránh các con đường ngập nước. Khi làm công việc bắt buộc phải tiếp xúc với nước hoặc ra ngoài trời mưa. Cần chuẩn bị sẵn áo mưa hoặc các đồ bảo vệ khác.

Bên cạnh việc phòng tránh một số bệnh nêu trên, chúng ta cũng phải lưu ý tới một số căn bệnh khác thường xuất hiện trong mùa mưa như: sốt phát ban, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng nước, bệnh tả, bệnh trùng xoắn móc câu (khuẩn xoắn móc câu kí sinh có thể gây nguy hại cho thận, gan, gây viêm màng não và hô hấp cấp)… Hãy luôn sử dụng thực phẩm nấu chín, và chuẩn bị “cơ chế bảo vệ” sức khỏe phù hợp với mình khi một mùa mưa nữa lại bắt đầu.

Nguồn: suckhoe24g.com.vn