Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người sau điều trị đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người sau điều trị đột quỵ

03/03/2021 0 Nguyen Thi Ngoc Ngan 221
7 phút, 19 giây để đọc.

Như chúng ta đã biết, cùng với nhồi máu cơ tim và ung thư, đột quỵ là căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Người bị đột quỵ dù sau quá trình điều trị sức khỏe vẫn bị giảm sút nghiêm trọng, khó còn sinh hoạt và vận động được như người bình thường. Người sau khi bị đột quỵ mà vẫn có cơ hội chữa trị cần lưu ý đến hướng dẫn của bác sĩ về phác đồ điều trị, hồi phục chức năng cơ thể. Song song đó, người chăm sóc cần phải xây dựng những thực đơn có lợi cho việc điều trị. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Những ai quan tâm và có người thân đang mắc căn bệnh này hãy theo dõi và áp dụng một cách phù hợp nhé!

Đột quỵ và ảnh hưởng đến cơ thể

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý tim mạch, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là một hội chứng lâm sàng, bao gồm “các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài từ 24 giờ trở lên, hoặc dẫn đến tử vong; mà không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch máu”. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên khuyết tật trầm trọng, phổ biến ở người lớn tuổi. Trên thế giới, chỉ có 15-30% người bệnh sống sót sau đột quỵ độc lập về chức năng và khoảng 40-50% độc lập một phần.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người sau điều trị đột quỵ

Đột quỵ gây tác hại nghiêm trọng

Đột quỵ không chỉ là một tình trạng cấp tính mà còn gây ra các khiếm khuyết, giới hạn hoạt động và hạn chế sự tham gia kéo dài. Để xử lý tốt nhất nhiều loại rối loạn về thể chất, nhận thức và cảm xúc, các người bệnh đột quỵ cần được chăm sóc, phục hồi chức năng một cách toàn diện tại các bệnh viện trong giai đoạn cấp. Cần có sự theo dõi thường xuyên, liên tục; hỗ trợ người bệnh một cách chủ động trong giai đoạn phục hồi bán cấp và mạn tính.

Thực phẩm khuyên dùng sau khi đột quỵ

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm mỗi ngày. Vì không có bất kỳ thực phẩm hay món ăn cố định nào có thể cung cấp toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Sữa: Chọn sữa ít chất béo hoặc thực phẩm từ sữa không có chất béo, hoặc một loạt các loại thực phẩm giàu canxi không có sữa mỗi ngày.

Protein: Chọn thịt nạc và thịt ít mỡ, thịt gia cầm; các loại đậu và cá.

Về chất béo: ưu tiên nguồn chất béo từ cá, các loại hạt và dầu thực vật. Hạn chế các nguồn chất béo từ bơ, bơ thực vật hoặc mỡ heo.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người sau điều trị đột quỵ

Người đột quỵ nên đa dạng thực đơn

Ngũ cốc: Hãy chắc chắn rằng ít nhất một nửa các thực phẩm lựa chọn ngũ cốc đến từ ngũ cốc nguyên hạt.

Rau quả: Chọn các loại rau xanh đậm và màu cam thường giàu dinh dưỡng và nhớ thường xuyên ăn đậu khô và đậu Hà Lan.

Trái cây: Ăn nhiều loại trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô mỗi ngày.

Không nên ăn liên tục một loại thực phẩm quá nhiều sẽ gây tình trạng dư thừa về chất.

Đa dạng hóa màu sắc bữa ăn mỗi ngày 

Theo các nghiên cứu thì màu sắc rau củ quả khác nhau sẽ cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau. Để gặt hái được những chất dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe tìm thấy trong trái cây và rau quả. Quan trọng phải lựa chọn nhiều loại thức ăn đầy màu sắc “cầu vồng” ở mỗi bữa ăn. Bằng cách chọn một loạt các loại trái cây, rau và các loại đậu – màu đỏ đậm, cam, vàng rực rỡ, xanh đậm, xanh và tím. Bạn sẽ được bảo đảm để có một loạt chất dinh dưỡng cần thiết. Không cần ăn tất cả trong một bữa mà có thể chia đều linh hoạt thành nhiều bữa.

Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ

Rau qua chứa nhiều chất xơ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn người mắc bệnh tim mạch. Chất xơ có thể làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thúc đẩy và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa và giúp kiểm soát cân nặng, tức là giảm các yếu tố nguy cơ của tái phát đột quỵ.

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Hướng dẫn chất xơ khuyến cáo hàng ngày: độ tuổi dưới 50: nam 38g, nữ 25g; trên 50 tuổi: nam 25g, nữ 21g. Các nguồn tốt nhất của chất xơ là các loại trái cây tươi hoặc nấu chín và rau quả. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (ví dụ: đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan…). Các loại ra xanh cũng chứa hàm lượng chất xơ dồi dào.

Cung cấp đủ kali ngừa đột quỵ

Kali là chất cần thiết để duy trì các hoạt động tim mạch ổn định. Tuy nhiên, hầu hết người lớn không tiêu thụ đủ kali. Kali có nhiều trong các sản phẩm trái cây, rau, sữa.

Quản lý chế độ ăn uống đóng một vai trò then chốt làm hạn chế các yếu tố nguy cơ (huyết áp, đái tháo đường, béo phì…) gây tái phát đột quỵ. Hãy thực hiện một chiến lược ăn uống lành mạnh. Kiểm tra định kỳ ít nhất nửa năm một lần để phòng ngừa đột quỵ tái phát.

Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ

Trái cây và rau được sử dụng ít nhất 5 phần mỗi ngày. Đây là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người sau đột quỵ. Một khẩu phần rau bằng: 1/2 chén rau nấu chín. Một phần trái cây bằng: 1 cỡ vừa (cỡ trái banh tennis). Trái cây (chuối, bưởi, hạt lựu dưa hoặc dâu, trái cây sấy khô…). Có thể xay sinh tố hoặc trộn với sữa chua để thay đổi khẩu vị.

Duy trì cân nặng ổn định

Cân nặng được duy trì ở mức ổn định sẽ hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa được nhiều bệnh. Ăn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo. Tăng hoạt động thể chất và theo dõi các thói quen ăn uống của bạn. Tất cả các cách để đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Không để cơ thể quá béo sẽ dẫn đến nhiều bệnh tim mạch khác.

Không ăn nhiều chất béo bão hòa và thực phẩm chứa cholesterol

Kiểm soát cholesterol là một phần quan trong trong việc ngăn ngừa đột quỵ có thể tái phát. Có thể đạt được bằng cách: Cắt loại bỏ mỡ có thể nhìn thấy từ các loại thịt và loại bỏ da từ gia cầm. Hạn chế bơ.

Kiểm tra cholesterol thường xuyên

Loại bỏ mỡ lợn và mỡ động vật. Chọn thực phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo. Kết hợp với việc đo lượng cholesterol trong máu và thường xuyên kiểm tra định kỳ.

Cắt giảm lượng đường trong máu

Lượng dư thừa đường gia tăng được kết hợp với tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường typ 2 và rối loạn lipid máu, đó là tất cả các yếu tố nguy cơ tái phát đột quỵ. Không ăn quá nhiều đồ ngọt và thức ăn vặt có chứa nhiều đường, lượng đường hóa học này vô cùng có hại.

Không ăn nhiều natri (muối)

Muối là nhân tố chủ yếu làm cơ thể tích nhiều nước và tăng nguy cơ cao huyết áp. Là yếu tố nguy cơ mạnh làm tái phát đột quỵ. Thay vì sử dụng muối, hãy thử sử dụng các loại thảo mộc và gia vị.

Hạn chế ăn nhiều muối

Tránh gia vị hỗn hợp và hỗn hợp gia vị gồm muối hoặc muối tỏi. Sử dụng ít thực phẩm chế biến và đóng hộp. Không sử dụng thức ăn nhanh không vệ sinh và chứa nhiều muối.

Tham khảo bí quyết ăn uống khoa học: Dinh dưỡng

Nguồn: suckhoedoisong.vn